Bé đổ mồ hôi trộm là gì? Nguyên nhân và cách trị mồ hôi trộm cho bé

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Trẻ hay ra mồ hôi trộm dù thời tiết không nóng bức, trẻ không vận động nhiều, đặc biệt là vào ban đêm được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý không thể chủ quan.

I – Đổ mồ hôi trộm là gì?

Vì thời điểm trẻ đổ mồ hôi trộm ở đầu thường vào ban đêm hoặc ban ngày nhưng trong lúc ngủ nên dân gian hay gọi hiện tượng này là “đổ mồ hôi trộm”. 

Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải nhưng tỉ lệ ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Có thể gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ 3 tháng ra mồ hôi trộm, trẻ 4 tháng ra mồ hôi trộm, trẻ 5 tháng ra mồ hôi trộm, trẻ 6 tháng ra mồ hôi trộm và các lứa tuổi lớn hơn.

Mồ hôi trộm bao gồm các thành phần như nước, muối và các chất cặn bã. Trong đó, nước chiếm đến hơn 90%. Chính vì thế, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ, cơ thể của trẻ sẽ bị mất đi một lượng nước và muối lớn, dẫn tới mệt mỏi.

Đổ mồ hôi trộm là gìBé ra mồ hôi trộm là như thế nào?

Có 2 loại mồ hôi trộm trẻ em là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

  • Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh sinh lý

Ở trẻ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn và hiện tượng trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ nhiều hơn chính là cách để cơ thể của bé được tỏa nhiệt. 

  • Mồ hôi trộm bệnh lý

Bệnh đổ mồ hôi trộm ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ mắc một số bệnh như còi xương,…. Dấu hiệu nhận biết là bé đổ mồ hôi trộm rất nhiều nhưng không phải do yếu tố thời tiết, môi trường, đặc biệt trẻ ra mồ hôi trộm khi bú hoặc sau khi ngủ trẻ hay đổ mồ hôi trộm rất nhiều, biểu hiện khác như đầu xương to, ngực nhô, trẻ biếng ăn ra mồ hôi trộm… 

II – Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm ở trẻ em

Nếu trẻ ra mồ hôi trộm nhiều cha mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ, cần đưa trẻ đi khám sớm.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp lý giải vì sao trẻ đổ mồ hôi trộm

  • Đổ mồ hôi trộm trẻ sơ sinh do thiếu vitamin D

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi xương của trẻ đang được phát triển mạnh, nếu bị thiếu vitamin D cũng sẽ dẫn tới trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ emTrẻ còi xương, thiếu vitamin D cũng gây đổ mồ hôi trộm

  • Trẻ còi xương thiếu canxi cũng là nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ em

Thiếu canxi sẽ làm cho hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn làm trẻ khó ngủ, ngủ hay trằn trọc.

Mặt khác khi cơ thể hưng phấn trẻ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn dẫn đến tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ.

Nếu trẻ hay ra mồ hôi trộm kèm theo những biểu hiện như: Xương đầu to, chân vòng kiềng, ngực nhô mình gà,… rất có thể bé đã bị mắc bệnh còi xương.

Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi trẻ ra mồ hôi trộm là thiếu chất gì? ra mồ hôi trộm là bệnh gì?

  • Chứng tăng tiết mồ hôi khiến em bé ra mồ hôi trộm khi ngủ

Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện bé bị đổ mồ hôi trộm là bàn tay và bàn chân hay dính ướt do thường xuyên bị ra mồ hôi ngay cả khi ở trong căn phòng mát mẻ, thoáng đãng. 

Vì sao trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủChứng tăng tiết mồ hôi khi ngủ

  • Bé đổ mồ hôi trộm nhiều do mắc bệnh tim bẩm sinh 

Nếu hiện tượng mồ hôi trộm ở bé không chỉ xảy ra trong khi ngủ mà còn diễn ra trong các hoạt động khác thì nguyên nhân con đổ mồ hôi trộm có thể đến từ các bệnh lý về tim mạch. 

  • Chứng ngưng thở khi ngủ

Những trẻ sinh non có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 20 giây, khi đó da bé tái nhợt kèm theo tiếng thở khò khè và khiến trẻ hay ra mồ hôi trộm khi ngủ. 

III – Dấu hiệu mồ hôi trộm ở trẻ

Trẻ em ra mồ hôi trộm với dấu hiệu cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh. Ban đầu mồ hôi trộm toát ra rất nhẹ càng về sau thì lượng mồ hôi toát ra nhiều hơn bé ra mồ hôi trộm ở đầu có thể làm ướt cả gối, quần áo và ga giường.

Một số vị trí ra mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như đầu, trán, lưng, tay, chân,…

IV – Trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gì?

Tắm lá là một phương pháp được nhiều người sử dụng cho trẻ nhỏ khi gặp các vấn đề về da và sức khỏe, trong đó có trị mồ hôi trộm cho bé bằng lá tắm.

Trẻ ra mồ hôi trộm tắm lá gìTắm lá là biện pháp giúp làm mát da, hạn chế tiết mồ hôi cho bé

Con ra mồ hôi trộm, phụ huynh có thể tham khảo một số thảo dược chữa mồ hôi trộm ở trẻ em sau:

1. Cách trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em bằng lá dâu

Dùng lá dâu là một trong những thảo dược trong mẹo chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ theo cách dân gian hiệu quả với tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc, cải thiện tình trạng trẻ hay ra mồ hôi trộm ở đầu

– Chỉ cần chọn khoảng 300g lá dâu tươi, rửa sạch, đun cùng với 2 lít nước thêm một chút muối trắng. Để nước nguội bớt rồi tắm hàng ngày trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ em.

2. Chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y với công dụng hoạt huyết, bổ thận, thanh nhiệt, làm mát cơ thể và chữa mụn nhọt, mề đay.

– Cách tắm lá đinh lăng trị mồ hôi trộm ở trẻ em cũng rất đơn giản, dùng lá đinh lăng tươi rửa sạch đun sôi với 2 lít nước thêm chút muối trắng. Khi nước nguội bớt thì dùng nước đó tắm cho trẻ.

Sau khi tắm nước lá đinh lăng chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, cần tráng qua cho trẻ với nước sạch.

Cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăngLá đinh lăng là thảo dược rất hiệu quả trong việc trị ra mồ hôi trộm

3. Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt

Lá lốt có công dụng loại độc tố, thanh nhiệt tốt, đặc biệt hiệu quả trong điều trị dấu hiệu mồ hôi trộm ở trẻ.

– Cách dùng khi trẻ em bị đổ mồ hôi trộm: Lá lốt tươi rửa sạch, cho vào nồi cùng nước đun sôi.

Đợi sôi, tắt bếp, để nguội bớt, tắm gội cho bé ra mồ hôi trộm nhiều ở đầu khi nước còn ấm.

4. Mẹo chữa mồ hôi trộm cho bé với lá sầu đâu

Lá cây sầu đâu có tác dụng chữa trị nhiều vấn đề về da như mụn nhọt, ghẻ lở, giảm tiết mồ hôi, rất tốt cho tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ khi ngủ.

– Mẹo chữa mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh:

Lấy 5-10 cành lá sầu đâu đun với 2 lít nước trong 10-15 phút. Dùng nước lá sầu đâu đã đun để tắm. Cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ em bằng tắm nước lá sầu đâu nên thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt.

**Lưu ý: Tất cả những phương pháp dân gian mẹo chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ mang tính chất tham khảo, chưa được kiểm chứng về hiệu quả.

Cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinhLá sầu đâu

V – Bé bị mồ hôi trộm phải làm sao? Cách trị ra mồ hôi trộm trẻ em

Nếu bé đổ mồ hôi trộm khi ngủ và kèm theo các biểu hiện khác, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân ra mồ hôi trộm là gì, xác định trẻ bị mồ hôi trộm uống thuốc gì từ đó có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Một số biện pháp trị mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh, cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 2 tuổi, cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 3 tuổi cha mẹ có thể tham khảo dưới đây:

1. Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ

Khi dấu hiệu ra mồ hôi trộm ở trẻ thường xuyên xuất hiện sẽ khiến cơ thể của trẻ bị khó chịu và mệt mỏi. Do vậy, cha mẹ nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bé.

Cho bé ăn nhiều trái cây, ăn đủ các loại thực phẩm có chứa canxi cần thiết cho cơ thể và bổ sung thêm vitamin D.

2. Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị thừa cân hay suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân gây bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ em. Do đó, để giảm mồ hôi trộm cho bé phụ huynh cần chú ý đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bé, bổ sung các loại rau củ quả, hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, uống quá nhiều nước có đường.

Đó cũng là gợi ý cho thắc mắc trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì, bé ra mồ hôi trộm uống gì và kiêng gì.

Cách trị ra mồ hôi trộm ở trẻ emCân bằng dinh dưỡng cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày

3. Tạo không gian mát mẻ và thoáng mát cho trẻ

Bé ra mồ hôi trộm lúc ngủ nên cho con mặc quần áo thoáng mát, chất liệu thoáng khí và thấm hút mồ hôi hiệu quả.

Đồng thời, nên tạo môi trường sinh hoạt và phòng ngủ cho bé thật thoáng mát và sạch sẽ để cải thiện hiện tượng trẻ bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ.

4. Lau mồ hôi thường xuyên và trước khi tắm cho trẻ

Nếu em bé đổ mồ hôi trộm, hãy lau mồ hôi cho bé thường xuyên để hạn chế các bệnh về da. Ngoài ra, cần lưu ý không cho trẻ tắm khi bé đang đổ mồ hôi. 

5. Sử dụng phương pháp dân gian cho trẻ bị ra mồ hôi trộm về đêm

Chữa mồ hôi trộm trẻ em theo cách dân gian với các thảo dược thiên nhiên là phương pháp được người sử dụng từ xưa đến nay như dùng lá đinh lăng sấy khô làm ruột gối chống mồ hôi trộm cho bé hoặc trải giường cho bé nằm để hạn chế tiết mồ hôi trộm ở đầu trẻ sơ sinh.

6. Làm gì khi trẻ đổ mồ hôi trộm? Bổ sung đầy đủ nước cho trẻ

Khi trẻ em đổ mồ hôi trộm nhiều, trẻ thường bị mất nước khiến cơ thể khô nóng. Cha mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ nước cho bé hàng ngày, có thể cho trẻ uống thêm nước trái cây hoặc sữa. Đây cũng là một giải đáp cho thắc mắc trẻ ra mồ hôi trộm có nóng không.

Bé bị mồ hôi trộm phải làm saoBổ sung đủ nước cho trẻ

7. Bổ sung canxi cho trẻ còi xương, thiếu canxi

Ngoài đổ mồ hôi trộm, trẻ còi xương và thiếu canxi còn có các biểu hiện khác đi kèm như đã nêu ở trên. Phụ huynh cần đưa con đi thăm khám để xác định nguyên nhân, đồng thời tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung thuốc canxi cho trẻ ra mồ hôi trộm ngủ không ngon giấc bên cạnh chế độ ăn giàu canxi.

Đối với bé sơ sinh đổ mồ hôi trộm đang bú mẹ, mẹ có thể bổ sung canxi NextG Cal hàng ngày theo hướng dẫn của bác sỹ, tốt nhất là từ khi em bé chào đời.

Việc bổ sung canxi đầy đủ không chỉ giúp mẹ nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh, phòng ngừa loãng xương, thiếu canxi mà còn tăng chất lượng sữa cho bé bú mẹ được cứng cáp, khỏe mạnh.

NextG Cal là canxi có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ xương bò non chứa canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), kết hợp cùng Vitamin D3 và K1 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi, giúp định hướng canxi vào tận mô xương.

Cách trị mồ hôi trộm cho béCanxi NextG Cal

Mỗi ngày mẹ có thể uống 2 – 4 viên NextG cal vào buổi sáng là cách cung cấp canxi cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ rất tốt.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

Hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ em nếu xảy ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của trẻ vì thế các bậc phụ huynh không nên chủ quan, cần cho trẻ đi khám để xác định nguyên nhân đổ mồ hôi trộm là gì cũng như có cách khắc phục sớm.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các triệu chứng thiếu canxi hoặc thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết

Bầu ăn lạp xưởng được không? Rủi khi mẹ bầu ăn lạp xưởng!

Lạp xưởng là món ăn được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon, béo ngậy. Tuy nhiên…

Chi tiết

Bầu ăn củ dền được không? 10 công dụng của củ dền khi mang thai!

Bầu ăn củ dền được không là một trong những câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết