Bà bầu ăn dứa (thơm) được không? Có nên ăn không? Giải đáp

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Dứa là loại quả thơm ngon, mang đến nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, việc bà bầu ăn dứa được không lại là vấn đề khiến nhiều người phải tranh cãi. Để có lời giải đáp chi tiết nhất cho vấn đề này, cũng như giúp phụ nữ có thai ăn dứa đúng cách, không gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!

I. Lợi ích của dứa với sức khỏe

Các nghiên cứu cho thấy, rất nhiều khoáng chất và vitamin được tìm thấy trong quả dứa gồm: kẽm, folate, sắt, canxi, mangan, đồng, vitamin A, C và  B6 … Các tác dụng và lợi ích của quả dứa với sức khỏe gồm:

Bà bầu ăn dứa được không

Phụ nữ có thai ăn dứa được không?

– Tăng cường hệ miễn dịch. 

– Tốt cho sức khỏe của xương. 

– Hỗ trợ điều hòa huyết áp.

– Làm giảm cục máu đông. 

– Phòng chống ung thư.

– Giảm căng thẳng, lo âu và stress.

– Tăng cường sức khỏe của mắt. 

– Phòng ngừa hen suyễn. 

– Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường. 

– Cải thiện hệ thống tiêu hóa.

bà bầu ăn dứa khi nào

– Cải thiện các triệu chứng viêm khớp.

– Chữa trị  ho và cảm lạnh.

– Tăng cường sức khỏe của răng và lợi. 

– Giảm cảm giác buồn nôn.

– Giúp móng tay chắc khỏe.

– Tăng cường khả năng sinh sản.

– Cải thiện sức khỏe làn da. 

II. Bà bầu ăn dứa được không? Có gây sảy thai không?

Phụ nữ trong thai kỳ được ăn dứa, tuy nhiên, các mẹ cần chú ý ăn với lượng phù hợp, vì loại quả này có lượng đường khá cao, nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Bà bầu có được ăn dứa không

Bà bầu ăn dứa đúng cách giúp tăng sức khỏe hệ miễn dịch, ngăn ngừa táo bón, dị tật thai nhi… 

Ngoài ra, có rất nhiều quan niệm dân gian cho rằng, nếu ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ dễ gây ra sảy thai.

Nguyên nhân là do trong quả dứa có chứa một lượng lớn chất Bromelain – đây  là 1 loại enzyme có thể gây kích thích co bóp, làm mềm tử cung và ảnh hưởng thai nhi.

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì bromelain tập trung chủ yếu ở trong lõi dứa, nên nếu mẹ bầu chỉ ăn phần thịt, không ăn phần lõi thì lượng bromelain vào cơ thể là khá thấp để có thể gây sảy thai.

Do đó, đáp án cho câu hỏi phụ nữ có thai ăn dứa được không là có nhưng các mẹ cần chú ý lượng ăn sao cho phù hợp, không ăn nhiều và ăn theo cơn nghén, cơn thèm.

III. Những tác dụng của dứa với mẹ bầu

Ngoài câu hỏi bà bầu ăn dứa được không, thì việc ăn dứa đúng cách cũng giúp đem lại rất nhiều công dụng cho mẹ như:

1. Tăng cường sản xuất collagen

Theo nghiên cứu, quả dứa rất giàu vitamin C, có tác dụng chống oxy hoá, tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu, đồng thời hoạt chất này còn giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen của cơ thể.

ăn dứa có bị sảy thai không

2. Hỗ trợ bổ sung vitamin nhóm B

Quả dứa bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể như B3, B6, B1 và B9… cho mẹ bầu.

Loại vitamin này giúp sản xuất năng lượng, tăng  kháng thể và giảm cảm giác ốm nghén cho mẹ.

Không chỉ vậy, vitamin B6 còn có vai trò quan trọng trong hình thành hồng cầu và sản xuất máu.

3. Cung cấp chất xơ

Hàm lượng chất xơ trong quả dứa khá dồi dào (1,4 gam chất xơ/100g dứa) nên khi mẹ bầu ăn dứa còn có tác dụng giảm, phòng ngừa hiện tượng táo bón trong thai kỳ hiệu quả.

4. Bổ sung sắt và Folic

Quả dứa còn có sắt và axit folic – đây là 2 thành phần không thể thiếu trong quá trình hình thành hồng cầu và phòng ngừa dị tật ở thai nhi.

bầu ăn dứa có tốt không

Mẹ bầu ăn dứa giúp bổ sung sắt và Folic

5. Cải thiện tâm trạng mẹ bầu

Quả dứa giàu vitamin B – loại vitamin này rất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.

Vì vậy mẹ bầu ăn dứa đúng cách có giúp cải thiện tâm trạng, chống lại căng thẳng, lo âu và stress.

6. Điều hòa huyết áp khi mang thai

Hàm lượng kali dồi dào trong dứa có khả năng làm giãn mạch tự nhiên giúp thư giãn các mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu đến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

bà bầu ăn dứa tháng cuối

Điều này giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa tình trạng đột quỵ và xơ vữa động mạch.

7. Bổ sung đồng

Lượng đồng thai phụ cần bổ sung mỗi ngày khoảng  1.15mg, thật may mắn khi trong 165 gam nước ép dứa có chứa tới 18% lượng đồng – khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của mạch máu, tim, hệ xương và hệ thần kinh của thai nhi.

8. Phục hồi hệ tiêu hóa

Dứa nhiều nước và giàu chất xơ nên có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

bầu ăn dứa khi nào

Thai phụ ăn dứa trong thai kỳ giúp điều hòa huyết áp khi mang thai, bổ sung đồng, cải thiện tâm trạng

IV. Những nguy cơ khi mẹ bầu ăn thơm sai cách

Ngược lại với các tác dụng tốt cho sức khỏe nếu ăn đúng cách, phụ nữ mang bầu ăn dứa sai cách có thể phải đối mặt với một số nguy cơ dưới đây:

1. Nguy cơ gây sảy thai

Nguy cơ ăn dứa gây sảy thai chỉ xảy ra khi các mẹ ăn cả phần lõi dứa có chứa chất Bromelain hoặc mẹ ăn dứa với số lượng quá nhiều.

Vì vậy, các mẹ cần để ý liều lượng dứa khi ăn, tránh việc ăn quá nhiều, gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi.

2. Gây ra tình trạng tiêu chảy

Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy nếu ăn dứa còn xanh hoặc dứa quá chín.

ăn dứa tháng cuối thai kỳ

Cụ thể, dứa quá chính tạo ra các men đường – đây là môi trường thích hợp cho nhiều vi khuẩn và nấm, tạo ra vị rượu nên nếu ăn bà bầu có thể rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Còn dứa chưa chín có chứa nhiều chất gây ngộ độc.

3. Tăng cường lượng đường có trong máu

Do quả thơm chứa hàm lượng đường cao, đặc biệt là các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn dứa quá nhiều để tránh làm tăng cường lượng đường có trong máu.

V. Hướng dẫn phụ nữ có thai ăn dứa đúng cách

Đối với người bình thường thì việc ăn dứa không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì nên tìm hiểu thật kỹ  nắm rõ cách ăn dứa chuẩn xác nhất: 

– Lượng ăn: Lượng ăn trái thơm khi mang thai vào khoảng 1 quả/ngày. Không nên ăn quá 7 quả 1 tuần

Mới có bầu ăn thơm được không

Mẹ bầu không nên ăn quá 7 dứa mỗi tuần

– Cách ăn đúng: Gọt sạch mắt dứa, bỏ lõi không ăn, chỉ ăn phần thịt dứa; ăn dứa vừa chín tới, không nên ăn dứa xanh hoặc dứa quá chín.

– Thời điểm ăn: Dứa được xem là món tráng miệng bình thường ở sau bữa ăn. Ăn dứa tháng cuối thai kỳ có thể giúp cơ tử cung mềm, dễ sinh nở hơn.

( → Xem thêm: Bà bầu có ăn được mướp đắng (khổ quả) không? Những lưu ý khi ăn )

VI. Một số lưu ý khi bà bầu ăn dứa

Bên cạnh đó, khi ăn dứa trong thai kỳ các mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

Bà bầu ăn thơm được không

Cần gọt sạch mắt và bỏ phần lõi dứa trước khi ăn

– Không ăn dứa khi đang đói bụng vì có thể gây đầy hơi, nóng rát, khó chịu, đặc biệt là với các mẹ có bệnh lý về dạ dày. 

– Nên mua dứa về để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nên mua dứa đã gọt sẵn ở ngoài chợ. 

– Khi mua dứa nên chọn những quả to vừa, mắt to, chín vàng đều, không bị dập hoặc sâu.

– Rửa sạch dứa trước khi gọt, loại bỏ sạch mắt dứa, bỏ lõi để tránh nguy cơ ngộ độc. 

– Bên cạnh đó, các mẹ bầu cần ăn uống đa dạng để cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. 

Trên đây là một số thông tin về vấn đề bà bầu ăn dứa được không, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ. Mẹ bầu nghén thèm dứa có thể yên tâm ăn dứa nhưng cần chú ý những lưu ý về lượng và cách ăn chúng tôi đã chia sẻ ở trên để đảm bảo an toàn cho thai kỳ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết