Bà bầu khó thở có “Đáng Lo” không? Nên làm ghi nếu khó thở khi mang thai!

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng bà bầu khó thở xảy ra ở khoảng 60 – 70% phụ nữ mang thai. Tình trạng thường do cơ thể  có nhiều sự thay đổi hoặc cũng có là biểu hiện của một số bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây của Nextgcal.vn.

I. Triệu chứng khó thở khi có bầu

Khó thở khi mang thai là vấn đề khá phổ biến và thường gặp, có thể xuất hiện trong cả thai kỳ.

Bầu bị tức ngực khó thở kéo dài và liên tục xuất hiện khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

bầu khó thở có sao khôngBà bầu bị khó thở khi mang thai

Tình trạng khó thở ở mẹ bầu thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con.

Mẹ có thể khắc phục bằng cách vận động nhẹ nhàng và ăn uống đủ chất.

Tuy nhiên, một số bà bầu bị khó thở hụt hơi có thể do bệnh lý gây ra.

Vì vậy nếu triệu chứng khó thở kéo dài hoặc có biểu hiện bất thường, mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ sớm để được tư vấn điều trị phù hợp.

II. Lý do khiến bà bầu khó thở

Tình trạng có bầu khó thở thường do cơ thể có nhiều sự thay đổi hoặc cũng có là biểu hiện của một số bệnh lý nào đó.

Nguyên nhân cụ thể khiến bà bầu tức ngực khó thở như sau:

1. Trong thời điểm 3 tháng đầu

Trong thời điểm 3 tháng đầu, cơ hoành – dải mô cơ có nhiệm vụ ngăn cách giữa tim, phổi và bụng tăng lên gây ảnh hưởng đến hoạt động hít thở bà bầu.

bầu khó thở phải làm sao

Cùng với đó, nồng độ hormone progesterone gia tăng cũng là nguyên nhân khiến thai phụ phải thở nhanh và nhiều hơn nhằm lấy dưỡng khí cho thai nhi.

Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao bầu lại khó thở.

2. Khi mang thai tháng cuối

Tử cung của mẹ bầu từ tháng thứ 4 phát triển mạnh hơn gây áp lực lên bộ phận cơ hoành.

Hậu quả là phụ nữ mang bầu bị khó thở, đặc biệt là vào thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ.

Một nguyên nhân khác khiến mẹ khó thở khi có thai 3 tháng cuối là do lượng máu trong cơ thể tăng lên.

bầu mệt khó thở

Khi lượng máu tăng lên, tim cũng phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu tới thai nhi. Hậu quả là mẹ bầu không chỉ khó thở mà còn thấy mệt khi hít thở.

Như vậy, tình trạng bà bầu khó thở khi nằm ngủ về đêm chủ yếu là do cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến bà bầu mệt khó thở gồm:

– Bệnh hen suyễn.

– Bệnh cơ tim chu sản. 

– Bệnh thuyên tắc phổi.

– Cơ thể bị tích nước.

– Do thiếu máu. 

Nên đọc: Mẹ bầu bị đau háng do đâu? Cách giảm đau khớp háng khi mang thai

III. Khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng tức ngực khó thở khi mang thai phần lớn là do sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu trong thai kỳ.

Mẹ bầu khó thở tim đập nhanh gây nhiều khó chịu và mệt mỏi nhưng thường không gây nguy hiểm.

Trong trường hợp này, mẹ bầu chỉ cần vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ và bổ sung đủ dinh dưỡng là tình trạng sẽ được cải thiện.

khó thở có phải dấu hiệu mang thaiCó bầu khó thở có sao không?

Tuy nhiên, nếu tình trạng mang thai bị khó thở do nguyên nhân bệnh lý thì các mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Hãy đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị cần thiết, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đặc biệt, bà bầu hay bị chóng mặt khó thở thường xuyên và kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu khác dưới đây cần thăm khám ngay:

– Tim đập nhanh.

– Nhịp tim tăng cao.

– Đau ngực khi thở hoặc đau ngực.

– Thở khò khè.

– Ngón chân, tay và môi chuyển sang màu xanh.

Các biển hiện ở trên có thể là dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện các cục máu đông.

Mẹ bầu cần thăm khám ngay để đảm bảo an toàn.

Tìm hiểu thêm về tình trạng: Mẹ bầu thừa sắt

IV. Bà bầu khó thở khắc phục thế nào?

Để cải thiện và khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi đầy đủ và thay đổi tư thế phù hợp:

1. Vận động nhẹ nhàng

Một số bài tập vận động nhẹ nhàng giúp quá trình hô hấp của mẹ bầu dễ dàng hơn như: tập yoga, đi bộ, bơi lội…

Các bài tập này có tác dụng điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở rất tốt.

tức ngực khó thở khi mang thaiMẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng

Tuy nhiên, trước khi thực hiện, các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

2. Nghỉ ngơi để giảm tức ngực, tim đập nhanh

Mẹ bầu bị khó thở nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, không nên làm việc, lao động hoặc vận động quá sức.

Đặc biệt, khi triệu chứng khó thở xuất hiện, hãy dừng tất cả các công việc đang làm để nghỉ ngơi, giúp giảm tim đập nhanh và lấy lại trạng thái bình thường.

bà bầu hay bị chóng mặt khó thởNghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe

3. Thay đổi tư thế khi nằm ngủ

Thay đổi tư thế cũng giúp mẹ bầu thấy dễ thở hơn. Mẹ bầu có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Chú ý giữ phần lưng thẳng khi ngồi hoặc đứng để tạo khoảng trống cho phổi giúp dễ dàng tiếp nhận oxy.

bầu tim đập nhanh khó thởMẹ bầu khó thở khi nằm nên nằm nghiêng về bên trái

– Trường hợp bà bầu khó thở về đêm, hãy dùng gối chèn vào phần thân trên và lưng để làm  giảm áp lực lên phổi.

– Nếu mẹ khó thở khi nằm, hãy chọn cách nằm nghiêng về phía trên trái để giảm tác động của tử cung lên  động mạch chủ.

4. Gặp bác sĩ khi cần thiết

Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng khó thở khi mang thai không thuyên giảm, các mẹ nên chủ động tới gặp bác sĩ sớm để được tư vấn điều trị kịp thời.

khó thở khi mang thai tháng thứ 6

Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng khó thở không thuyên giảm hoặc trở nặng

Điều này giúp mẹ tránh được những biến chứng xấu do tình trạng khó thở gây ra.

V. Lưu ý nếu có dấu hiệu khó thở khi có thai

Trường hợp phụ nữ mang thai khó thở nếu kèm với các triệu chứng dưới đây cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay lập tức:

– Thai phụ bị hen suyễn nghiêm trọng.

– Hơi thở nhanh và gấp gáp.

– Nhịp tim nhanh hoặc tăng cao.

mang thai có khó thở không

– Ngực bị đau hoặc khi thở bị đau.

– Liên tục ho kèm thở khò khè, ớn lạnh, sốt.

– Màu sắc môi, ngón tay, ngón chân chuyển xanh hoặc tím.

– Phụ nữ mang thai đang mắc các bệnh lý mãn tính.

Bà bầu khó thở thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Tuy nhiên nếu khó thở kéo dài có các triệu chứng đi kèm kể trên, mẹ bầu không nên chủ quan, hãy đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa, tránh gây nguy hiểm cho hai mẹ con.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết