Đau khớp gối trái/phải: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Đau khớp gối không chỉ xảy ra ở người cao tuổi do lão hóa xương khớp mà còn xuất hiện ở phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh và người trẻ tuổi. Bài viết dưới đây sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh đau khớp gối chân.

Khớp gối của con người hoạt động là nhờ có gân, dây chằng, cơ, bao khớp và sụn khớp. Đây cũng là vị trí tiếp giáp của 3 xương chính là xương ống chân, xương đùi và xương bánh chè. Bởi vậy, đau đầu gối thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

I – Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối tiếng anh là gì? Đau khớp gối tiếng Anh là Knee Pain. Là tình trạng  tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, sụn, gân, dây chằng và túi hoạt dịch.

Bị đau khớp gối chân phảiĐau khớp gối là tình trạng tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối, từ các mô mềm, sụn, gân, dây chằng và túi hoạt dịch

Đau khớp gối khi gập chân có thể chỉ là hiện tượng nhức mỏi tạm thời do làm việc hoặc tập luyện quá sức tuy nhiên, nếu bị đau mỏi gối thường xuyên kèm theo các triệu chứng khác thì khả năng cao bạn đang mắc các bệnh lý về xương khớp.

Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến hoạt động đi đứng hàng ngày, sinh hoạt và làm việc, nặng hơn là tàn tật, bại liệt suốt đời.

II – Đau khớp gối nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp gối chân phải, đau khớp gối chân trái nhưng có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là cơ giới và bệnh lý:

1. Nguyên nhân cơ giới

– Do chấn thương: Bị ngã hoặc va đập trực tiếp ở khu vực đầu gối có thể khiến cho dây chằng đầu gối bị căng hay sụn khớp, bánh chè bị trật ra khỏi vị trí ban đầu, gây đau khớp gối khi chạy bộ.

– Sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học: Tập luyện quá sức, hoạt động sai tư thế hay mang vác vật nặng… sẽ khiến cho đầu gối bị áp lực dẫn đến các cơn đau mỏi.

– Chế độ ăn uống hàng ngày không đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi và omega-3 khiến cho khớp gối bị yếu dần và dễ bị bào mòn, gây đau khớp gối khi tập gym

– Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng là nguyên nhân làm tăng tình trạng đau mỏi khớp gối hơn.

Bị đau khớp gối nguyên nhânMột trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau khớp gối là sự lão hóa các sụn khớp khi về già

2. Nguyên nhân bệnh lý

Nếu bạn thường xuyên bị đau khớp gối chân, đau đầu gối có thể do bạn đang mắc bệnh về xương khớp:

– Thoái hóa khớp gối: Bệnh thoái hóa khớp gối có biểu hiện đặc trưng là các cơn đau âm ỉ ở khớp gối, các cơn đau này tăng dần khi vận động nhiều. Ngoài ra thoái hóa khớp gối còn khiến bệnh nhân bị cứng khớp gối vào buổi sáng hay bị sưng tấy.

Viêm khớp dạng thấp: Triệu chứng đặc trưng là người bệnh bị đau nhức, sưng tấy và nóng ở khu vực khớp gối, cứng khớp vào buổi sáng (kéo dài trên 30 phút), đau khớp gối sau khi chơi thể thao.

– Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Là tình trạng túi bao hoạt dịch ở đầu gối bị viêm. Biểu hiện điển hình là người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng khớp gối, sưng và tấy đỏ, khi bạn ấn vào hoặc di chuyển cơn đau sẽ nặng hơn.

Đau khớp gối tráiThoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối ở người già

– Viêm gân bánh chè: Nếu bạn có những cơn đau (đột ngột hoặc âm ỉ) ở phía trước đầu gối, cơn đau tăng khi vận động nhiều, đặc biệt là lên xuống cầu thang, khó ngủ về đêm thì có thể bạn đang mắc viêm gân bánh chè.

– Viêm xương khớp mãn tính: Biểu hiện điển hình của bệnh là các cơn đau và nóng ran ở vùng khớp, các cơn đau này xuất hiện khi trời lạnh hoặc tình trạng mưa ẩm kéo dài. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị sưng tấy, cứng khớp, khi vận động phát ra tiếng kêu.

Đau khớp gối HIV: Đau cơ và khớp là triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân bị nhiễm HIV.

>> Xem VIDEO nguyên nhân bị đau đầu gối <<

video đau khớp gối chân

III – Triệu chứng đau khớp gối

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy biểu hiện đau đầu gối, đau mỏi khớp gối qua các dấu hiệu thường gặp dưới đây:

– Có cơn đau ở vùng đầu gối hoặc dưới đầu gối, cơn đau thường nặng hơn khi bạn làm việc và vận động nhiều nên rất nhiều người bị đau khớp gối khi chơi thể thao. Có thể là đau khớp gối không sưng hoặc có sưng đầu gối.

– Sưng đau và nóng ở khu vực đầu gối, khi chạm tay vào thì khớp gối đau dữ dội hơn.

– Có tiếng kêu ở khớp gối. Dấu hiệu này cho thấy sụn khớp ở đầu gối đang liên kết lỏng lẻo khiến xuất hiện âm thanh mỗi khi vận động.

– Cứng khớp: Chân khó duỗi thẳng, khó co lại vào mỗi buổi sáng, đau khớp gối khi ngồi xổm.

– Tê bì ở chân: Do dây thần kinh bị chèn ép nên khiến lực chân bị yếu đi.

Triệu chứng bị đau khớp gối phải tráiCó cơn đau ở vùng đầu gối hoặc dưới đầu gối, cơn đau thường nặng hơn khi bạn làm việc và vận động nhiều hơn

Tùy từng nguyên nhân, thể trạng của người bệnh mà cơ thể có những dấu hiệu khác nhau.

IV – Những ai thường dễ bị đau khớp gối? 

Đau khớp gối trái, đau khớp gối phải đau khớp gối tay có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau: Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người trẻ, người già, thậm chí là trẻ nhỏ… Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân, cách điều trị đau mỏi khớp gối ở từng đối tượng.

1. Trẻ em đau khớp gối 

Bệnh đau khớp gối ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các vấn đề về sức khỏe và bệnh lý. Cụ thể như:

Đau khớp gối trẻ em do bị nhiễm trùng ở vùng đầu gối.

Do có khối u ở khớp gối.

Do trẻ bị viêm xương khớp.

Do chấn thương mô mềm ở đầu gối.

Do trật khớp xương bánh chè.

Do viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Do viêm bao hoạt dịch.

Lupus ban đỏ hệ thống.

Bệnh bạch cầu.

Do đó, khi trẻ 3 tuổi bị đau khớp gối, trẻ 4 tuổi bị đau khớp gối nói riêng và trẻ nhỏ bị đau khớp gối dữ dội nói chung, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bệnh đau khớp gối ở trẻ emTrẻ em cũng bị đau khớp gối

2. Đau khớp gối khi mang thai

Đau khớp gối khi mang thai là do đâu, có hết sau khi sinh con không và cách điều trị trong thời gian mang thai như thế nào? Các thông tin được cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn tình trạng này nhé.

Đau đầu gối khi mang thai thường do các nguyên nhân dưới đây:

– Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết khiến cho dây chằng ở vùng khớp gối bị giãn gây nên những cơn đau ở khớp gối.

– Tăng cân nhiều trong khoảng thời gian ngắn: Trong thời gian mang bầu, nhiều mẹ tăng cân khá nhiều, đặc biệt là 3 tháng cuối. Khi trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột thì khớp gối cũng phải chịu nhiều áp lực lớn hơn, từ đó gây nên các cơn đau khớp gối khi mang thai.

– Do hoạt động sai tư thế: Tư thế ngủ, đi lại không đúng có thể là nguyên nhân gây nên các cơn đau ở khớp gối. Khi mẹ nằm nghiêng bên trái, chân co cả đêm thì sáng hôm sau thức dậy, các mẹ bầu sẽ bị đau, tê ở vùng đầu gối và hông.

– Do mắc các bệnh lý như loãng xương, suy tuyến giáp hay các bệnh về xương khớp khác. Có thể trước khi mang thai, các mẹ đã mắc một bệnh lý nào đó, có thể biểu hiện chưa rõ ràng nhưng khi mang thai cơ thể thay đổi cộng thêm nhiều tác động xấu khác có thể khiến các cơn đau khớp gối trở nên trầm trọng hơn.

Đau khớp gối khi mang thai có thuyên giảm sau sinh? Nếu đau khớp gối là do hoạt động sai tư thế, mẹ có thể khắc phục dễ dàng và triệu chứng có thể không quay lại nữa.

Nếu đau khớp gối là do thay đổi nội tiết thì sau sinh thường sẽ hết. Tuy nhiên, triệu chứng không dừng ngay sau khi mang thai bởi dây chằng còn lỏng lẻo vài tháng sau sinh.

Và điều này còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, khả năng kiểm soát cân nặng của từng mẹ.

Nếu đau khớp gối do các bệnh lý gây nên, các mẹ nên đến bác sĩ thăm khám để được tư vấn điều trị dứt điểm.

Đau khớp gối khi mang thaiNhiều chị em phụ nữ bị đau khớp gối khi mang thai

Vậy bà bầu bị đau khớp gối phải làm sao? Điều trị đau mỏi khớp gối bằng thuốc gần như là điều không thể với bà bầu bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Các mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để thuyên giảm tình trạng đau gối nhé:

– Tập thể dục hàng ngày: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe bà bầu có thể hỗ trợ dây chằng và gân ở đầu gối chắc chắn hơn và không bị dãn, tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, tránh tăng cân quá mức. Bài tập đơn giản nhất là đi bộ chậm và nhẹ nhàng mỗi ngày.

– Bổ sung canxi đầy đủ: Trong quá trình mang thai, bổ sung canxi đầy đủ cho cả mẹ là điều cực kỳ quan trọng. Lượng canxi cần thiết cho bà bầu khoảng 800-1500mg canxi.

Đây là một lượng canxi khá lớn cần dung nạp mỗi ngày. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung qua thực phẩm giàu canxi thì các mẹ nên bổ sung canxi bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình bổ sung canxi, các mẹ cũng nên lưu ý các yếu tố hỗ trợ hay cản trở quá trình hấp thụ canxi.

– Kiểm soát cân nặng: Phụ nữ mang thai chỉ nên tăng từ 8 – 12 kg trong quá trình mang thai. Để tránh tăng cân quá mức, các mẹ nên có một chế độ ăn uống khoa học, tránh các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi bị đau đầu gối nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm các việc nặng để giảm bớt đau nhức, mệt mỏi. Thêm vào đó, bà bầu nên massage chân mỗi tối để lưu thông khí huyết, giảm đau và dễ ngủ hơn.

3. Đau khớp gối sau khi sinh

Đau mỏi khớp gối sau sinh là tình trạng thường gặp ở khá nhiều phụ nữ. Chúng làm cho các mẹ đau nhức, mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tinh thần căng thẳng. Để khắc phục điều này, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị.

Bị đau khớp gối sau khi sinhĐau mỏi khớp gối sau sinh khiến các mẹ mệt mỏi, thậm chí dẫn đến tinh thần căng thẳng

( → Nên đọc: Bổ sung canxi cho phụ nữ sau sinh như thế nào?)

Theo bác sĩ Hilda Hutcherson, (giáo sư sản khoa và phụ khoa Đại học Columbia), tình trạng đau mỏi khớp gối thường biến mất sau sinh một thời gian không lâu. Nhưng nếu nó vẫn còn tiếp diễn có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:

– Sau sinh, dây chằng đầu gối vẫn còn lỏng lẻo nên khi các mẹ chuyển động khiến cho dây chằng co giãn và gây đau nhức.

– Do cân nặng thay đổi trong quá trình mang thai khiến áp lực đè lên khớp gối nặng hơn gây đau mỏi. Dù sau sinh cơ thể đã được một phần lớn trọng lượng thì đầu gối vẫn cần thời gian để hồi phục.

– Do trong thời gian mang thai, phụ nữ không thường xuyên tập thể dục, vận động nên sau sinh nguy cơ đau đầu gối ở các mẹ xảy ra rất cao.

– Do các mẹ có tiền sử chấn thương ở đầu gối nên các cơn đau có thể tái phát quay lại.

– Do các mẹ mắc bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, loãng xương…

– Do làm việc quá sức khi cơ thể còn chưa phục hồi.

Vậy phụ nữ sau sinh bị đau khớp gối cách điều trị thế nào? Để việc điều trị đau mỏi khớp gối sau sinh không ảnh hưởng đến chất lượng sữa, các mẹ sau sinh nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

– Nghỉ ngơi nhiều hơn: Sau sinh, cơ thể phụ nữ bị suy yếu cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, khớp gối cũng vậy.

Bởi vậy, các mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, hạn chế làm việc nặng, đặc biệt là các công việc phải mang vác vật nặng hay đi lại, lên xuống cầu thang nhiều.

– Thường xuyên tập thể dục: Thể dục thể thao đúng cách là phương pháp tốt để nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người.

Đối với phụ nữ sau sinh, vận động giúp cho đầu gối lưu thông máu tốt và cải thiện đau  nhức. Các mẹ nên lưu ý chọn hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, tần suất thấp, tốt nhất là nên đi bộ hoặc các bài tập vật lý nhẹ nhàng.

Đau khớp gối nên tập gìĐối với phụ nữ sau sinh, vận động giúp cho đầu gối lưu thông máu tốt và cải thiện đau nhức

– Thay đổi thói quen chăm sóc con và sinh hoạt hàng ngày: Tắm cho con: Khi tắm cho con ở tư thế quỳ gối, các mẹ nên đặt một chiếc khăn cuộn dưới gối hoặc sử dụng bồn tắm cao để đứng thay vì quỳ.

Bế con: Tránh các tư thế gập người quá mức khiến cho dây chằng ở chân căng ra gây đau nhức khớp gối. Tốt nhất, các mẹ nên ngồi thấp xuống, đặt bé vào lòng rồi từ từ nâng lên, sau đó các mẹ cũng nên di chuyển nhẹ nhàng để bảo vệ các khớp gối cũng như lưng khỏi các tác động không mong muốn.

Tránh đi giày cao gót, nên chọn những đôi giày làm mẹ cảm thấy thoải mái và chắc chân.

– Giữ trọng lượng cơ thể ổn định: Tăng cân quá nhiều sẽ khiến cho áp lực đè nặng lên đầu gối nhiều hơn. Bởi vậy, các mẹ nên duy trì cân nặng ở mức ổn định sau sinh.

– Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu: Đau khớp gối nên làm gì? Massage, châm cứu, xoa bóp…  đều là các phương pháp điều trị hữu hiệu để điều trị đau mỏi khớp gối sau sinh không dùng thuốc. Bên cạnh đó, chườm ấm cũng là giải pháp tại nhà hiệu quả để thư giãn khớp gối và giảm đau.

– Chế độ ăn uống khoa học: Để giảm đau, chế độ ăn của các mẹ sau sinh nên cắt giảm (hoặc loại bỏ) hàm lượng gluten bởi chúng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, các mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi, vitamin D3, vitamin K, omega-3, kẽm… để giảm thiểu và cải thiện tình trạng đau mỏi khớp gối sau sinh.

4. Đau khớp gối người già 

Người già bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là một chứng bệnh rất hay gặp vì xương khớp đã bị lão hóa. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh về xương khớp khó chữa hoặc có biến chứng khó lường.

Đau khớp gối người giàỞ người già, đau mỏi khớp gối thường do các tổn thương ở đầu gối gây nên

Ở người già, đau mỏi khớp gối thường do các tổn thương ở đầu gối gây nên: Rách gân (do tập luyện hoặc làm việc quá sức) gây viêm sưng và đau ở các khớp gối; giãn dây chằng hoặc đứt dây chằng (do tác động lực mạnh và đột ngột hoặc bị chấn thương).

Ngoài ra, đau khớp gối có thể do viêm gân bánh chè, nhuyễn sụn ở xương bánh chè hoặc do các bệnh về xương khớp bởi càng cao tuổi thì xương càng dễ bị thoái hóa, lượng dịch khớp ở đầu gối cũng sẽ bị giảm đi gây khô khớp và đau nhức.  Đau đầu gối cũng có thể là triệu chứng của bệnh gout gây nên.

Vậy người già đau khớp gối phải làm sao?  Bên cạnh các bài thuốc Tây, người cao tuổi có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu (massage, châm cứu ) và các bài thuốc đông y, các bài thuốc dân gian.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian đem lại hiệu quả cho việc điều trị đau khớp gối ở người già:

– Bài thuốc từ củ cà rốt: Ăn hoặc uống nước ép cà rốt (khoảng 2 củ) mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm đau đầu gối, tốt cho dây chằng. Trong cà rốt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp cơ thể giảm nhanh các cơn đau từ đau khớp gối.

– Uống thật nhiều nước: Bổ sung đầy đủ nước 1 ngày sẽ giúp cơ thể bôi trơn và làm mềm các gai sụn ở đầu gối, tăng tuần hoàn máu và vận chuyển dinh dưỡng đến đầu gối. Từ đó, làm giảm các cơn đau đầu gối.

– Xoa bóp bằng rượu ngâm hạt gấc: Cách làm rượu ngâm hạt gấc như sau: Lấy hạt gấc từ quả chín, bóc bỏ lớp màng bên ngoài, rửa sạch, để ráo nước rồi sao vàng đem hạ thổ, dùng dao nhọn tách vỏ lấy hạt bên trọng đập dập.

Cuối cùng cho phần ruột đã đập dập vào ngâm rượu khoảng 35-40 độ. Sau 10 ngày có thể dùng để xoa bóp đầu gối được.

Bị đau khớp gối phải làm saoXoa bóp bằng rượu ngâm hạt gấc giúp giảm đau nhức mỏi khớp gối

5. Đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Theo thống kê, số người trẻ ở Việt Nam gặp các vấn đề về xương khớp đang có xu hướng gia tăng. Tình trạng đau khớp gối, đau mỏi gối có thể là triệu chứng cho thấy bạn đang mắc bệnh về xương khớp.

Các nguyên nhân bị đau khớp gối ở người trẻ gồm: 

– Do chấn thương đầu gối (mang vác vật nặng, ngã, tai nạn, hoạt động thể thao quá sức) gây nhức mỏi đầu gối hoặc tổn thương dây chằng, rạn gãy xương, trật khớp, bong gân, tổn thương sụn…

– Do mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, bệnh gout, viêm bao hoạt dịch khớp gối…

– Do lối sống không lành mạnh: Sử dụng quá nhiều chất kích thích (thuốc lá, bia, rượu…), ăn uống không khoa học, thiếu canxi.

Vậy bị đau khớp gối ở tuổi 30 phải làm sao? Để điều trị đau mỏi khớp gối ở người trẻ, các bạn nên đi khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương hướng điều trị bệnh đúng đắn. 

Đau khớp gối ở người trẻ tuổiSố người trẻ ở Việt Nam gặp các vấn đề về xương khớp đang có xu hướng gia tăng

Thuốc Tây cũng là một cách giảm đau nhanh và hiệu quả tuy nhiên lợi dụng thuốc tây có thể khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc, hại gan thận, đau dạ dày nếu sử dụng quá lâu. 

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu, bài thuốc đông y cũng là cách tốt tuy nhiên hiệu quả sẽ lâu hơn. Ngoài ra, các mẹo giảm đau đầu gối dân gian cũng sẽ giúp bạn giảm đau tại nhà hiệu quả nhưng có thể chúng không giải quyết được triệt để vấn đề.

(→ Nên đọc: Đau khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì?)

V – Đau khớp gối có nên tập thể dục, yoga không? 

Đau khớp gối có nên tập thể dục? Đau khớp gối có tập yoga được không? Đi bộ và tập yoga là 2 bộ môn thể dục rất tốt cho sức khỏe, tạo sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể.

Do đó, bạn hoàn toàn có thể tập thể dục và yoga để hỗ trợ việc điều trị bệnh đau khớp gối đạt hiệu quả nhanh chóng. Nhưng bạn cần lưu ý phải tập thể dục và tập yoga nhẹ nhàng, đúng cách, khoa học.

Vậy đau khớp gối nên tập gì? Dưới đây là một số bài tập phù hợp và hiệu quả với người bị đau khớp gối: 

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối: Đứng thẳng lưng, 2 chân song song với nhau. Bước chân trái lên trước. Hơi đưa người về phía trước và dùng hai tay vịn vào lưng ghế.

Tiếp tục duy trì tư thế thẳng lưng đồn thời, mắt cần nhìn thẳng. Khuỵu gối chân trái và tiếp tục giữ thẳng chân phải.

Tư thế này có tác dụng kéo căng nhóm cơ bắp chuối ở chân phải. Duy trì tư thế trên trong 20 giây rồi quay lại tư thế ban đầu. Lặp lại 5 lần rồi đổi chân và thực hiện tương tự.

– Bài tập yoga Tadasana: Đứng thẳng lưng, hai chân cách xa nhau và hai tay thả lỏng theo chiều cơ thể. Căng cơ phần đùi và nâng ngón chân lên nhẹ nhàng.

Đầu hơi hướng lên trên. Hít thở nhịp nhàng và cố gắng kéo căng cơ thể tối đa. Lặp lại động tác khoảng 10 lần. Thời gian thực hiện từ 10 – 20 giây.

Đau khớp gối có nên tập thể dục khôngTập yoga đúng cách giúp giảm đau khớp gối hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể xem các video yoga trị liệu đau khớp gối ngày 1, ngày 2, ngày 3, ngày 4… của các chuyên gia yoga để thực hiện các động tác chuẩn xác nhất.

– Đạp xe đạp: Đau khớp gối có nên đạp xe đạp không? Đạp xe đạp rất tốt cho người bị đau khớp gối nhưng cần lưu ý một số điều sau: Nên đạp xe ở đường bằng phẳng; sử dụng miếng bảo vệ đầu gối để giảm áp lực lên đầu gối; không nên đi xe đạp trên con đường dốc quá cao; nên đi xe đạp nhẹ nhàng, từ từ và thư giãn; không nên đi xe đạp quá thấp để khiến đầu gối bị trùng khó đạp gây đau…

(Nên đọc: Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?)

VI – Đau khớp gối uống thuốc gì? 

Đau khớp gối uống gì nhanh khỏi? Những cơn đau khớp gối gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh nên thuốc giảm đau thường được sử dụng trong những trường hợp này.

Nhưng người bệnh cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó chỉ định sử dụng thuốc điều trị phù hợp. 

Vậy đau khớp gối nên uống thuốc gì? Tùy vào mức độ của cơn đau, tình trạng viêm, sưng của khớp gối và nguyên nhân  gây đau là gì, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc tương ứng: Các loại thuốc giảm đau: Phổ biến là paracetamol (acetaminophen).

Các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid như: Ibuprofen, celecoxib, diclofenac.Các loại thuốc chống thoái khớp khác: glucosamin sulfat, chondroitin sulfat, diacerein, piascledine  

1. Thuốc Đông y trị đau khớp gối 

Đau khớp gối làm sao hết? Ngoài sử dụng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể sử dụng 1 trong các bài thuốc Đông y trị đau khớp gối sau:

– Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang: Độc hoạt 12g, sinh địa 12g, tế tân 4, đảng sâm 12g, phòng phong 10g, quế chi 4g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, phục linh 10g,  ngưu tất 12g, cam thảo 4g, bạch thược 10g, tần giao 8g, xuyên khung 8, đỗ trọng 12g. Mỗi ngày sắc 1 tháng, chia làm 3 lần và uống hết trong ngày.

– Bài thuốc PT5: Lá lốt 10g, hà thủ ô 12g, trinh nữ 12g, thiên niên kiện 10g, cỏ xước 16g, quế chi 8g, sinh địa 12g, thổ phục linh 16g. Mỗi ngày sắc 1 tháng, chia làm 3 lần và uống hết trong ngày.

Bị đau khớp gối uống gìThuốc Đông y trị đau khớp gối 

2. Thuốc nam chữa đau khớp gối

Đau khớp gối phải làm thế nào? Người bệnh có thể chữa đau khớp gối tại nhà bằng cách sử dụng 1 trong 2 bài thuốc nam dưới đây:

– Bài thuốc nam chữa đau khớp gối số 1: Cho 50g đậu đen và 15g thài lài vào sắc cùng 600ml nước. Sắc tới khi còn 1/3 nước thì chắt ra. Chia làm 3 lần uống trong này, tốt nhất là uống khi còn ấm. Sử dụng liên tục từ 7-10 ngày.

– Bài thuốc nam trị đau khớp gối số 2: Cho 30g ngải cứu, 30g lá lốt, 30g cỏ xước và 50g muối hạt vào chảo sao nóng trong khoảng 5 phút. Bọc hỗn hợp trong chiếc khăn rồi tiến hành đắp lên vùng đầu gối bị đau. Thực hiện đều đặn hàng ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.

3. Bị đau khớp gối uống canxi NextG Cal

Viên uống canxi NextG Cal hiện đang là sản phẩm được nhiều bác sĩ kê đơn khi người bệnh gặp phải các vấn đề về xương khớp. 

NextG Cal được làm từ xương bò non Úc, chứa canxi ở dạng hữu cơ và photpho, có cấu trúc vi tinh thể (MCHA), giúp canxi hấp thu vào cơ thể nhanh chóng.

Kết hợp cùng Vitamin K1 và D3 tăng cường khả năng hấp thu canxi và vận chuyển canxi vào tận mô xương, giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối do thiếu canxi.

Bị đau khớp gối uống thuôc gìUống canxi NextG Cal giúp cải thiện dần bệnh đau khớp gối

Đặc biệt, canxi hữu cơ NextG Cal không chứa đường, phù hợp với người bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Sản phẩm đạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Cục quản lý Dược phẩm Úc, đồng thời được cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Phòng bệnh không bằng chữa bệnh. Để có một sức khỏe tốt tránh các bệnh về xương khớp, cách tốt nhất là nên tập thể dụng hàng ngày, tắm nắng để bổ sung vitamin D, làm việc và nghỉ ngơi khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi.

Canxi là một thành phần rất quan trọng trong cấu tạo xương cũng như tham gia vào quá trình co cơ, giải phóng các hoocmon, dẫn truyền thần kinh và đông máu.

Ở người lớn, mỗi ngày cần trung bình từ 800-1000mg canxi, hàm lượng này tăng cao hơn ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, thời kỳ mãn kinh và người cao tuổi.

Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp… ở người trưởng thành.

Bởi vậy, bạn nên bổ sung canxi hàng ngày qua thực phẩm hoặc bổ sung canxi bằng thuốc nếu chế độ ăn không đảm bảo.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh đau khớp gối và cách sử dụng sản phẩm NextG Cal, bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc liên hệ đến hotline 18001125 (miễn cước) để được dược sĩ tư vấn.

*Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD.

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không? Nên ăn như thế nào?

Gãy xương có ăn trứng vịt lộn được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều…

Chi tiết
tại sao gãy xương kiêng ăn thịt gà

Bị gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người…

Chi tiết
bị gãy xương quan hệ có sao khôngị gãy xương quan hệ có sao không

Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp

Bị gãy xương có nên quan hệ không là thắc mắc của không ít người vì thời gian cần thiết…

Chi tiết