Bà bầu bị đau chân trái/phải: Nguyên nhân và cách chữa trị

Dược sĩ tư vấn: Vũ Thị Hậu

Gia tăng trọng lượng cùng với những thay đổi của thai nhi có thể khiến các mẹ gặp phải tình trạng đau nhức hay mỏi chân. Vậy có cách giảm đau chân khi mang thai không? Cách nào mang lại hiệu quả cho bà bầu. Hãy cùng viên Canxi NextG Cal tìm hiểu nhanh bài viết dưới đây!

I – Nguyên nhân bà bầu bị đau chân trái/phải

Mang thai là niềm hạnh phúc của người mẹ và cả gia đình. Tuy nhiên, thai kỳ khiến các mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó nhiều mẹ có bầu bị đau chân phải hoặc chân trái.

Vậy nguyên nhân khiến bà bầu nhức chân là gì? Dưới đây là một số lý do khiến khi có thai bị nhức chân:

1. Di truyền

Trong thai kỳ, tĩnh mạch trong cơ thể mẹ có thể giãn nở để thai nhi được truyền đủ máu, phát triển đầy đủ. Giãn tĩnh mạch khiến van bị căng, không thể đóng mở.

Trong lúc này, máu lại chảy ngược lên, gây ứ đọng, khiến chân của mẹ bầu bị sưng phù. Từ đó, gây ra hiện tượng đau chân khi mang thai

Hiện tượng giãn tĩnh mạch liên quan đến yếu tố di truyền. Do vậy, tình trạng đau chân khi mang bầu cũng có thể do di truyền gây ra.

Bà bầu bị đau chân trái phảiCó bầu bị đau chân trái có thể do di truyền.

2. Tình trạng tăng cân khi mang thai

Từ tháng thứ 3 của thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Lúc này, các dây chằng và dây thần kinh sẽ được nới lỏng để nâng đỡ cơ thể mẹ. Do đó, mẹ dễ bị đau chân khi mang thai.

3. Lười vận động

Khi mang thai, nhất là cuối thai kỳ, các mẹ thường cảm thấy cơ thể nặng nhọc, nên lười vận động hoặc thường xuyên nằm nghiêng 1 bên quá lâu khiến các cơ, khớp bị đau. Vì vậy, có bầu bị nhức chân là điều khó tránh khỏi.

Bà bầu bị nhức chân phải làm saoLười vận động có thể khiến bà bầu đau chân phải.

(→ Xem thêm: Buồn bực chân tay khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý)

4. Thiếu canxi

Mẹ bầu bị đau chân có thể là do thiếu canxi. Bởi vì, trong thai kỳ canxi cần được bổ sung liên tục và tăng theo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu bị ốm nghén, không ăn uống được nhiều, nên không bổ sung đủ canxi cho cơ thể.

Bên cạnh đó, mẹ bầu đau nhức chân còn có thể do thiếu các chất dinh dưỡng khác như thiếu magie, axit folic, vitamin B1, B2…

>> CLICK VIDEO xem những dấu hiệu bà bầu thiếu canxi trầm trọng <<

video đau nhức chân khi mang thai

II – Đau chân khi mang bầu có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp đau chân ở bà bầu chỉ gây khó chịu, không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nhưng nếu đau chân khi có thai xảy ra liên tục và thường xuyên thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung và huyết khối tĩnh mạch. 

U xơ tử cung: Triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào kích thước của u. U xơ tử cung lớn chèn ép vùng chậu sẽ gây đau, nếu chèn ép bàng quang sẽ gây bí tiểu hoặc kích thích đi tiểu, nếu chèn ép lên trực tràng sẽ khiến bị bị đau khi đi đại tiện. Nghiêm trọng hơn, u xơ tử cung có thể dẫn tới ngôi thai bất thường, sinh non, kéo dài thời gian chuyển dạ và nhau tiền đạo.

– Huyết khối tĩnh: Đây là hiện tượng máu bị vón cục trong một hoặc nhiều tĩnh mạch, đặc biệt là ở chân gây đau. Khi các cục máu đông bị vỡ và di chuyển lên phổi, thai phụ có thể gặp nguy hiểm. 

Mẹ bầu bị đau chân khi có thai nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các cơn đau xuất hiện thường xuyên và liên tục. Đặc biệt là đau chân khi có bầu xảy ra khi mẹ ngồi máy bay hoặc xe quá lâu, đau ở một bên chân và tập trung dọc theo mặt sau của đầu gối hoặc bắp đùi; kèm theo triệu chứng sưng và đỏ.

Bị đạu chân khi mang bầu có nguy hiểm khôngTrong một số trường hợp, bị đau chân khi bầu có thể là dấu hiệu nguy hiểm.

III – Bà bầu bị nhức chân phải làm sao? 5 Cách giảm đau chân khi mang thai

Để khắc phục được tình trạng đau chân khi mang thai, vì kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, gây ra cảm giác, khó chịu, mệt mỏi, các mẹ cần làm theo những cách sau:

1. Nằm gác chân – Cách giảm tình trạng đau chân ở bà bầu

Khi ngồi làm việc hoặc nằm nghỉ ngơi, các mẹ nên gác chân lên cao khoảng 10cm để làm giảm áp lực lên đôi chân. Việc làm này sẽ giúp cho việc lưu thông máu và làm giảm nguy cơ sưng phù và bị tụ máu đông.

Cách giảm đau nhức chân khi mang thaiNằm gác chân giúp máu lưu thông tốt, giảm đau chân khi mang thai tháng cuối.

( →Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi bị tê tay chân sau sinh)

2. Đi bộ thường xuyên – Cách giảm đau lưng đau chân khi mang thai

Tập thể dục cũng là một cách đơn giản để tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa đau, mỏi chân. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện quá sức.

Mỗi ngày bạn nên đi bộ khoảng nửa tiếng, như vậy cũng đủ để giảm tình trạng phù ở chân và làm cho đôi chân không bị mỏi.

Nếu trong khi đi bộ bạn cảm thấy choáng váng, hoa mắt hay chóng mặt thì nên dựng lại và ngồi nghỉ. Ngoài ra, bạn nên đi loại giày, dép thoải mái, thoáng khí.

3. Chườm nóng – Cách giảm đau chân cho bà bầu

Hãy đặt một túi chườm nóng nhỏ ở chỗ bạn bị đau nhức và lăn đi lăn lại thường xuyên. Làm như vậy có thể làm giảm những cơn nhức mỏi ở chân.

Bạn có thể làm như vậy với những nơi bị đau trên cơ thể bằng cách rang muối với ngải cứu. Bài thuốc này có tác dụng làm giảm đau nhức một chỗ rất hiệu quả.

Cách giảm đau chân khi mang bầuBà bầu bị nhức chân phải làm sao?

4. Cách massage giảm đau chân khi mang bầu

Mỗi tối bạn có thể nhờ ông xã nhẹ nhàng massage chân trước khi đi ngủ. Làm như vậy, bà mẹ sẽ cảm thấy bớt nhức mỏi, cảm giác vui vẻ.

Hãy để ông xã massage từ vai xuống chân. Cách massage chân cho bà bầu sẽ khiến bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ.

đau chân khi mang bầuMassage chân là cách giảm đau nhức chân cho bà bầu.

5. Ngâm chân trước khi đi ngủ – Cách làm giảm đau chân cho bà bầu

Trước khi đi ngủ, các mẹ nên ngâm chân trước khi đi ngủ, như vậy sẽ giúp khí huyết được lưu thông. Dưới tác động của nhiệt mạch máu tại bàn chân sẽ được giãn nở và tăng cường lưu thông máu.

Sau khi ngâm chân, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, ngủ ngon hơn. Đông y thường khuyên ngâm chân với muối, lá ngải cứu hoặc lá lốt để tác dụng tốt hơn.

IV – Cách trị nhức chân cho bà bầu do thiếu canxi

Mang thai bị đau chân có thể do bà bầu bị thiếu canxi. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng cách sử dụng thực phẩm giàu canxi như: sữa bổ sung canxi, hạnh nhân, đậu phụ, quả sung, bông cải xanh, cua, tôm,…

Ngoài sử dụng thực phẩm giàu canxi, bà bầu bị nhức chân tay do thiếu canxi có thể sử dụng viên uống bổ sung canxi của úc NextG Cal. Các mẹ lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng nhé.

Có bầu bị nhức chân khi mang thai

NextG Cal là Canxi hữu cơ nhập khẩu từ Úc, chứa canxi tự nhiên MCHA chiết xuất từ xương bò non, giúp cung cấp Canxi và Phosphor theo đúng tỷ lệ sinh lý 2:1.

Bên cạnh đó, NextG Cal còn chứa vitamin K1 và D3, giúp quá trình hấp thụ canxi dễ dàng hơn hoặc tối ưu hơn hơn.

V – Cách phòng tránh đau chân khi mang thai

Để phòng ngừa đau chân khi mang thai tháng cuối và trong suốt thai kỳ, các mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Tranh thủ thư giãn 2 chân bất cứ lúc nào mẹ có thể.

– Hạn chế tối đa ngồi ở tư thế chân nọ chéo chân kia hoặc xếp bằng.

– Nên co duỗi 2 chân thường xuyên, nhất là khi phải ngồi làm việc trong thời gian dài và quá lâu.

– Sử dụng giày có thể vừa vặn với chân vừa có khả năng nâng đỡ bàn chân.

– Thay đổi kích cỡ giày theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Mẹ bầu tuyệt đối không nên đi giày cao gót nếu không muốn bị đau lưng đau chân khi mang thai. Thay vào đó, nên đi giày có đế bằng và thấp.

– Tập luyện nhẹ nhàng và đi bộ chậm rãi giúp lưu thông khí huyết ở chân và cơ thể.

– Tránh đứng quá lâu và đi bộ đường dài.

– Massage nhẹ nhàng chân trước khi ngủ và kê cao chân khi đi ngủ.

Cách phòng tránh đau chân khi mang thaiMẹ bầu nên massage và co duỗi 2 chân thường xuyên, tránh ngồi một chỗ quá lâu

Như vậy, chúng ta đã tìm được cách để bà bầu bị đau chân nhanh khỏi. Nếu mẹ bầu cần được tư vấn thêm, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) hoặc để lại bình luận bên dưới nhé.

3.2/5 - (4 bình chọn)

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

Bài viết liên quan

Bầu ăn lòng heo được không? Tốt thế nào cho thai phụ?

Mặc dù là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên lòng lợn lại là phần nội tạng, điều…

Chi tiết

Bầu ăn cháo lòng được không? Nên lưu ý những gì?

Cháo lòng là món ăn dồi dào dinh dưỡng nhưng do sử dụng nhiều loại nội tạng động vật nên…

Chi tiết

Bầu ăn được Socola được không? 8 công dụng cho mẹ và bé!

Có bầu ăn socola được không? là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ…

Chi tiết

Bầu ăn rau sống được không? Ăn được những loại nào?

Rau sống được biết tới là món ăn sống, tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm khuẩn nên dù loại rau…

Chi tiết